Truyện ngụ ngôn là truyện kể lại những mẩu chuyện dân gian để dạy dỗ con người về cách đối nhân xử thế. Với nghệ thuật ẩn dụ cùng phép nhân hoá qua hình ảnh con người hay loài vật được sử dụng tinh tế trong các câu chuyện ngụ ngôn để đưa ra quan điểm nhân sinh, nhận xét về thực trạng đang xảy ra trong xã hội hoặc thậm chí là những thói hư tật xấu của chính con người trong xã hội hiện nay.
Ở thể loại truyện ngụ ngôn, các tác giả luôn gửi gắm những tư tưởng của họ đến các bạn đọc giả, chủ yếu muốn châm biếm hay phê phán các lối sống tiêu cực của con người, nhằm mang đến cho chúng ta những bài học sâu sắc trong cuộc sống.
Hãy cùng GSIR khám phá các mẩu truyện ngụ ngôn kể cho bé hay nhất được tổng hợp trong kho tàng truyện của chúng tôi dưới đây nhé!
Rùa và Thỏ
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông có một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai nói đùa với Rùa:
– Chậm như cậu mà cũng đòi tập chạy à?
Rùa đáp:
– Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
– Được, được! Cậu dám thi chạy với tôi sao? Tôi chấp cậu một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ:
– Ta chưa cần phải chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa.
Thỏ nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng Thỏ nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ chạy đua
Nguồn: Tập đọc lớp 4 phổ thông, tập 1, trang 30, NXB Giáo dục – 1977
Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn và ý nghĩa tác giả muốn truyền tải cho chúng ta bài học giáo dục về tính kiên trì, nhẫn nại, không được tự cao tự đại mà làm việc bất cẩn. Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị huỷ hoại bởi tính kiêu ngạo, sự lười biếng của chính họ; mặc khác những người siêng năng, cẩn thận, mặc dù bản chất họ chậm hơn rất nhiều nhưng chỉ cần kiên trì thì cũng có thể chiến thắng được.
Con cáo và chùm nho
Một con Cáo đang rất đói, bỗng nhìn thấy những chùm nho lủng lẳng trên cây được uốn dọc theo một cái giàn cao. Nó cố gắng nhảy cao hết mức có thể để lấy cho được những chùm nho này. Nhưng vô ích, vì chum nho ở quá cao.
Cuối cùng, con Cáo bỏ đi với vẻ thờ ơ và có một chút tự trọng. Nó tự bảo mình:
– Những chùm nho này đã chín, nhưng hình như chúng còn chua lắm!
Truyện ngụ ngôn Aesop
Nguồn: – TheGioiCoTich.Vn –
Truyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” chứa đựng những tình huống trào phúng phê phán thói quen đổ thừa hoàn cảnh của con người. Truyện ẩn dụ hình ảnh của con cáo đang cố gắng, nỗ lực để hái chùm nho, ý chỉ hành động tốt. Song trong cuộc sống, khó khăn luôn tồn tại và đôi khi vượt qua khả năng của mình nên không phải lúc nào cũng nên cố gắng cho một mục tiêu mà ta biết không thể thực hiện được. Thay vì đó ta có thể khôn khéo hơn để đương đầu khó khăn, ví dụ nếu không thể nhảy quá cao để hái được chùm nho, chú cáo có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác hay lựa chọn chùm nho thấp hơn vừa khả năng của mình.
Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
Nguồn: – TruyenCoTich.Vn –
Như vậy chỉ với cái chết của chú ếch phần nào thức tỉnh những người không chịu tiếp thu từ người khác, chỉ nghĩ đến bản thân mình và không quan tâm đến những người xung quanh. Điều này ẩn dụ những người không chịu thay đổi để thích nghi thì cuối cùng cũng bị đào thải để nhường chỗ lại cho nhường người tài giỏi hơn. Câu chuyện khuyên nhủ chúng ta nên học hỏi, có tinh thần cầu thị, tránh chủ quan, nông cạn với suy nghĩ hạn hẹp.
Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Truyện ngụ ngôn Câu chuyện bó đũa
Nguồn: SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều, trang 112, NXB Giáo dục
Đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thật vậy, từ xưa đến nay người dân Việt Nam vẫn luôn gắn bó keo sơn với nhau như anh em một nhà, cùng nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn. “Câu chuyện bó đũa” là một câu chuyện ý nghĩa nêu cao tinh thần đoàn kết, khẳng định giá trị to lớn của tình đoàn kết trong cuộc sống. Ngoài ra, chuyện còn nêu cao tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau giữa các thành viên trong gia đình, đúng với tinh thần của câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Hai con dê qua cầu (Dê đen và dê trắng)
Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng nọ. Tình cờ một hôm, chúng có việc và phải đi qua một chiếc cầu. Chiếc cầu rất hẹp, chỉ đủ chỗ để cho một chú dê có thể đi được.
Dê Đen thì đi đằng này lại, còn Dê Trắng lại đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước.
Chúng cãi nhau và chẳng con nào chịu nhường con nào. Cuối cùng, mâu thuẫn không được giải quyết, chúng húc nhau. Cả hai đều rơi tõm xuống suối.
Truyện ngụ ngôn La Phông-ten
Nguồn: – TruyenDanGian.Com –
Hai con dê qua cầu là truyện ngụ ngôn nổi tiếng của La Phông-ten, câu chuyện tuy ngắn nhưng mang lại bài học quý báu về sự nhường nhịn và đoàn kết trong cuộc sống của chúng ta. Truyện ngụ ngôn Dê đen và dê trắng phê phán mạnh mẽ cái tính ích kỷ, tham lam, chẳng biết nhường nhịn ai thì chẳng bao giờ nhận được tình cảm quý mến từ mọi người xung quanh. Thay vì vậy hãy làm một con người biết cảm thông, biết nhường nhịn.
Những câu chuyện ngụ ngôn ngắn thể hiện các tình huống trào phúng để phê phán những thói hư tật xấu của con người nhầm gửi gắm đến chúng ta những bài học riêng về kinh nghiệm sống cũng như đạo lý làm người. Hy vọng thông qua những câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa mà chúng tôi tổng hợp phía trên đây sẽ hữu ích với bạn.
The post Tổng hợp những câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa cho bé appeared first on Gomsocialinvestmentreport.
source https://gomsocialinvestmentreport.com/truyen-ngu-ngon/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét